Hành khô là gì? Mọc mầm có ăn được không? Cách bảo quản

Hành khô có thể được bắt gặp tại bất cứ đâu, trong nhà hàng, khách sạn, tiệc cưới, hội nghị. Không chỉ gây ấn tượng bằng mùi thơm, hành khô còn làm món ăn trở nên thơm ngon tròn vị hơn. Không chỉ vậy, hành khô chứa rất ít Calo và giàu các Vitamin A, B, C, E tốt cho sức khỏe.

Hành khô là gì?

Hành khô hay còn gọi là hành tím, là một loại củ được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, củ hành khô thường có lớp vỏ màu vàng nâu đặc trưng, màu hồng hoặc màu tím. Trong đó, loại hành khô có màu hồng là loại có mùi vị mạnh nhất, giòn hơn các loại còn lại và rất được ưa thích, đặc biệt là các món xốt kiểu Pháp.

hành khô là gì

Hành khô thường được chế biến bằng cách đập dập thái nhỏ hoặc băm nhỏ sau đó phi vàng rồi chế biến thức ăn. Hành khô sau khi phi là loại phụ gia cho rất nhiều món ăn nổi tiếng như: Bánh cuốn, bún riêu, xôi xéo, hủ tiếu, bánh bột lọc, bún thang, bún mọc, cơm hến, các món hải sản nướng…

Ngoài ra, hành khô phi là một phần không thể thiếu đối với các món xào.

Tác dụng của hành khô mà ít người biết

Hành khô có chứa hàm lượng chất oxy hóa cao có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

  1. Ngăn ngừa ung thư: Trong hành khô có chứa hàm lượng Quercetin dồi dào, chất này có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, hợp chất Fructo – Oligosaccharides còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi trong ruột kết, làm giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
  2. Chống nhiễm khuẩn: Hành khô có khả năng kháng khuẩn rất tốt, là một phương pháp thanh trùng đường hô hấp rất hiệu quả. Ngoài ra nó còn được dùng để chữa các bệnh về viêm mũi, viêm họng.
  3. Ổn định huyết áp.
  4. Thúc đẩy lưu thông máu và tăng tiết mồ hôi tốt cho người cảm cúm, sốt.
  5. Tăng cường hệ miễn dịch: Hành khô có chứa hàm lượng lớn lưu huỳnh nên rất tốt cho gan. Không chỉ thế, chất Flavonoid trong hành tím có tác dụng như một chất chống oxy hóa làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Hành khô mọc mầm có ăn được không?

Hành khô khi mọc mầm có thể hơi bị nhũn, nhưng chúng không hề độc và sẽ không gây hại cho sức khỏe của bạn. Kể cả rễ và mầm non của chúng cũng tốt như hành khô vậy.

Nhiều người cũng thích hương vị của hành khô khi đã mọc mầm, nhưng nhiều người lại không thích vì nó quá đắng.

Trừ phi bạn muốn ăn mầm, còn không bạn chỉ cần cắt bỏ phần mầm và chế biến như bình thường. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem hành có bị nấm mốc hoặc thối rữa hay không. Nếu trường hợp này xảy ra, chúng tôi khuyên bạn nên bỏ chúng đi.

Xem thêm: Bơ lạt là gì? Các loại và cách làm tại nhà đơn giản

Cách bảo quản hành khô không bị mọc mầm

Để bảo quản hành khô, chúng ta nên bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tối, có không khí lưu thông tốt để ngăn chúng phát triển. Bạn cũng có thể bẻ củ hành thành từng tép và cất ở nơi mát, tối, thoáng gió.

Hãy nhớ rằng một khi hành khô đã mọc mầm, chúng sẽ thối rữa rất nhanh. Ngoài ra, bạn cũng nên bảo quản riêng hành khô khỏi các loại rau củ quả khác, vì quá trình chín của rau củ quả tạo ra khí etylen khiến hành khô rất dễ mọc mầm.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *