Mẻ là gì? Cách làm mẻ ngon từ cơm nguội không bị mốc

Mẻ là gì? Cách làm mẻ như thế nào? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung  cấp những thông tin này cho các bạn.

Mẻ là gì?

Mẻ hay còn được gọi là cơm mẻ, là một loại gia vị truyền thống của người dân Việt Nam. Mẻ có mùi thơm và vị chua đặc trưng, thường được dùng để chế biến một số món ăn như canh chua, thịt xào giả cầy, các món om, món lẩu, bún riêu, ốc nấu đậu và chuối xanh…

Trong mẻ có chứa một số loại vitamin, axit amin và chất đạm nên khá bổ dưỡng cho người dùng. Mẻ giúp kích thích ngon miệng, tăng tiết dịch vị và bổ sung một số chất có lợi cho đường tiêu hóa. Mẻ khi thêm vào một số món ăn mang đến hương vị riêng cho món ăn đó. Một số món nếu thiếu đi gia vị mẻ sẽ không trọn vị.

mẻ là gì

Mẻ là gia vị thơm ngon đặc trưng nhưng không vì thế mà sử dụng quá nhiều sẽ làm cho món ăn bị chua quá mức. Bên cạnh đó, nếu ăn quá nhiều mẻ có thể bị đau bụng hay tiêu chảy bởi cơ thể sẽ bị thừa axit lactic. Ngoài ra, do mẻ có vị chua nên những người bị đau dạ dày hay đại tràng nên hạn chế ăn mẻ. 

Cách làm mẻ ngon từ cơm nguội

Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã tự nuôi mẻ để phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình. Cách làm mẽ cũng tương đối đơn giản. Dưới đây là một số cách làm mẻ cơ bản mà bạn có thể tham khảo.

Làm mẻ từ mẻ cái và cơm nguội

Mẻ có thể được làm ra từ mẻ cái và cơm nguội khá đơn giản. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 2 nguyên liệu là mẻ cái và cơm nát. Mẻ cái bạn có thể xin từ những người đang nuôi mẻ hoặc mua ngoài chợ. Chỉ cần một thìa mẻ cái là có thể làm được mẻ. 

Để làm mẻ bạn nên dùng hũ thủy tinh hoặc bình sành sứ có nắp đậy kín, không nên nuôi mẻ bằng bình nhựa. Cho mẻ cái vào trong hũ, tiếp theo cho cơm nguội lên phía trên, phủ đều mẻ cái theo tỷ lệ 1:1, có nghĩa là nếu có 1 thìa mẻ cái thì bạn sẽ cho thêm 1 thìa cơm nguội. 

Để kích thích sự lên men của mẻ, cơm nguội cho vào mẻ phải tơi, không lấy cơm đóng cục hoặc cơm cháy. Sau đó, đậy kín nắp hũ lại và để vào nơi khô ráo.

cách làm mẻ

Sau khoảng một tuần, cơm nguội sẽ có hiện tượng lên men, có mùi thơm đặc trưng và vị chua thanh. Phần cơm sẽ ngấu dần và chuyển thành mẻ. Bạn có thể thêm tiếp cơm nguội và làm tương tự để có thêm lượng mẻ trong hũ. 

Trong quá trình nuôi mẻ nếu muốn sử dụng lâu dài phải thường xuyên cho thêm cơm nguội khi cơm đã ngấu hết nếu không để lâu ngày mẻ sẽ bị hỏng. Khi lượng mẻ tăng lên nhiều mà không dùng đến bạn có thể múc bớt mẻ ra và lại tiếp tục cho thêm cơm nguội để nuôi mẻ.

Làm mẻ từ sữa chua và cơm nát

Nếu không có mẻ cái bạn vẫn có thể làm được mẻ bằng cách sử dụng sữa chua và cơm nát. Cách làm cụ thể như sau: Lấy một bát nhỏ cơm nấu nhão vẫn còn đang ấm đem trộn với nước ở nhiệt độ khoảng 49 độ C và một thìa đường. Tiếp theo trộn cơm ấm với 1 đến 2 thìa sữa chua ở nhiệt độ thường (không nên dùng sửa chữa để trong tủ lạnh). Đem hỗn hợp đó cho vào bình thủy tinh hoặc bình sành sứ rồi đậy kín nắp.

Đặt bình (hũ) vào trong một nồi nước ấm ở nhiệt độ khoảng 83 độ C và để trong vòng 2 đến 3 ngày. Bạn cũng thể ủ trong lò nướng hay những dụng cụ điều chỉnh được nhiệt độ tương tự như máy làm sữa chua… trong vòng 7 đến 8 giờ đồng hồ. Sau khoảng 2 đến 3 ngày, hỗn hợp cơm sữa chua sẽ có hiện tượng lên men. 

Sau khoảng một tuần, hỗn hợp sẽ thành mẻ với vị chua đặc trưng và có mùi thơm. Nếu muốn có thêm mẻ để tiếp tục sử dụng bạn lại thêm cơm nát và hũ mẻ với lượng tương đương với lượng mẻ trong hũ. 

Làm mẻ từ nước cơm và cơm nguội

Thêm một cách làm mẻ vô cùng đơn giản khi chỉ cần sử dụng những nguyên liệu sẵn có là nước cơm và cơm nguội. Để làm mẻ bằng cách này khi nấu cơm bạn hãy thêm một lượng nước nhiều hơn bình thường để khi cơm sôi sẽ chắt lấy phần nước cho thêm. 

Sau khi chắt được nước cơm bạn hãy để nguội rồi cho vào bình thủy tinh (hoặc sành sứ) có nắp đậy kín. Tiếp theo lấy cơm nguội cho vào hũ. Phải đảm bảo lượng nước đủ phủ kín lượng cơm nguội. Cơm nguội và nước cơm phải nguội hoàn toàn. 

Đậy kín nắp hũ rồi để vào nơi khô ráo. Sau khoảng 2 tuần, cơm sẽ lên men có mùi nồng và vị chua đặc trưng. Khi đó bạn đã có mẻ để sử dụng, cho thêm cơm nguội sẽ giúp bạn có thêm mẻ để dùng lâu dài. 

Xem thêm: Con ruốc là con gì? Sống ở đâu, bà bầu có ăn được không?

Mẻ là gia vị truyền thống với mùi thơm và vị chua rất đặc trưng. Mẻ không thể thiếu trong chế biến một số món ăn. Để phục vụ nhu cầu nấu nướng trong gia đình bạn có thể tự làm mẻ theo một trong các cách mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Chúc các bạn thành công.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *