Tré là gì? Tré trộn là món ăn đặc sản của người dân miền Trung, đặc biệt là món tré Bình Định. Đây là món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích. Vậy tré là gì? Tré trộn là gì và cách làm như thế nào? Hãy cùng Cảm Tác Hoa Hồng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tré là gì?
Tré là một món ăn đặc sản nổi tiếng của người dân miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Bình Định, Huế, Đà Nẵng… Tré được làm từ thịt đầu heo, tai heo, mũi heo, thịt ba chỉ (ba rọi) theo tỉ lệ phù hợp. Sau khi sơ chế, chúng được gói bằng lá ổi và lá chuối. Ngoài ra, một lớp rơm vàng được bọc bên ngoài, giúp cho món tré trộn lên men và ngon hơn. Sau khi để 3 đến 4 ngày là có thể mang ra ăn ngon lành.
Cách làm món tré Bình Định ngon chuẩn vị
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Muốn có được món tré Bình Định ngon đúng vị, trước tiên cần phải chuẩn bị các nguyên liệu ngon. Quan trọng nhất là thịt tai heo, mũi heo, thịt ba rọi, thịt bò (cho thêm thịt bò là nét riêng của món tré ở Quy Nhơn và người Huế.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Tất cả những nguyên liệu sau khi đã được lựa chọn kĩ, chúng ta mang đi rửa sạch với rượu trắng, vài hột muối và ít gừng đập dập. Điều này sẽ giúp khử đi mùi tanh của thịt heo, giúp thịt sạch và món ăn sẽ thơm ngon hơn, bảo quản được lâu hơn.
Bước 3: Luộc thịt heo
Sau khi các nguyên liệu đã được rửa sạch, chúng ta cho vào nồi luộc chín. Sau đó vớt ra, trần qua với nước đá. Điều này sẽ giúp cho thịt heo có độ giòn, màu sắc cũng đẹp hơn. Khi thịt đã nguội, chúng ta sẽ thái thành lát thật mỏng và đều. Điều này không chỉ giúp các miếng thịt đều, không bị ngấy, trông đẹp mắt, mà còn làm cho quá trình lên men tré một cách tự nhiên.
Bước 4: Làm thính gạo
Thính gạo là nguyên liệu không thế thiếu để làm nên món tré trộn. Để làm thính gạo, chúng ta sẽ rang gạo và mè cho vàng đều, sau đó đem đi giã nhuyễn.
Bước 5: Trộn
Rắc thính lên thịt heo đã thái lát, nêm thêm nước mắm, bột ngọt, riềng thái sợi sao cho vừa ăn. Trộn đều tất cả các nguyên liệu.
Bước 6: Gói lá
Tré sau khi trộn xong sẽ dùng là ổi để gói bên ngoài, giúp cho món tré trộn có vị thơm tự nhiêu. Sau đó, là gói thêm 1 lớp lá chuối ở bên ngoài.
Cuối cùng là 1 lớp rơm vàng giúp tré trộn lên men một cách tự nhiên. Rơm sẽ cắt hai đầu sau đó bó tròn đều sao cho kín hết lớp lá chuối. Cuối cùng dùng dây quấn xung quanh cây trẻ và để trong góc bếp từ 3 đến 4 ngày là có thể mang ra ăn được.
Thời gian sử dụng nếu bảo quản trong điều kiện thời tiết mát mẻ có thể lên đến 10 ngày. Còn nếu bảo quản trong tủ lạnh có thể để được đến 3 tháng.
Cách ăn món tré Bình Định
Tùy vào sở thích của từng người, từng địa phương mà có những cách thưởng thức món trẻ trộn khác nhau.
Cách ăn thông dụng và nhanh nhất là chấm với tương ớt để thưởng thức.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể trộn tré với các nguyên liệu khác để làm gỏi ăn. Trộn tré với nước mắm, đường, chanh, chút xoài xanh, ít rau răm, ít đậu phộng rang, chúng ta sẽ có ngay 1 đĩa tré trộn cực phẩm.
Món tré trộn là món ăn không thể bỏ qua của những du khách khi đến với mảnh đất Bình Định. Ăn một lần là ghiền mãi.
Có thể bạn quan tâm: Nậm pịa là món gì? Ăn món pịa Tây Bắc có tác dụng gì
Trên đây là những thông tin về món tré Bình Định. Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tré là gì, cách làm và thưởng thức món trẻ sao cho thơm ngon và chuẩn vị nhất. Chúc các bạn ngon miệng.